Bệnh huyết áp cao

Cao huyết áp là bệnh lý tim mạch nguy hiểm được xem như “kẻ giết người thầm lặng” vì toàn bộ sự tiến triển của bệnh thường diễn ra trong âm thầm không có triệu chứng.

Cao huyết áp là bệnh gì?

-Cao huyết áp là một bệnh lý mãn tính khi áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao.

-Khi mắc bệnh cao huyết áp, áp suất máu lưu thông trong các động mạch tăng cao, gây nhiều sức ép hơn đến các mô và khiến các mạch máu bị tổn hại dần theo thời gian.

Huyết áp bao nhiêu là cao?

Huyết áp được xác định dựa trên 2 chỉ số là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương:

  • Huyết áp tâm thu (ứng với giai đoạn tim co bóp tống máu đi): Có giá trị cao hơn do dòng máu trong động mạch lúc này đang được tim đẩy đi
  • Huyết áp tâm trương (ứng với giai đoạn giãn nghỉ giữa hai lần đập liên tiếp của tim): Có giá trị thấp hơn do mạch máu lúc này không phải chịu áp lực tống máu từ tim.

Huyết áp được phân loại như sau:

  • Huyết áp bình thường: Huyết áp tâm thu từ 90-120 mmHg/ Huyết áp tâm trương từ 60-80 mmHg.
  • Tiền tăng huyết áp khi: Huyết áp tâm thu > 120 – 139mmHg và huyết áp tâm trương > 80-89mmHg.
  • Tăng huyết áp độ 1: Từ 140/90 mmHg trở lên.
  • Tăng huyết áp độ 2: Từ 160/100 mmHg trở lên.
  • Cao huyết áp tâm thu đơn độc: Khi huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên, trong khi huyết áp tâm trương dưới 90 mmHg

Triệu chứng tăng huyết áp

triệu chứng của bệnh khá mờ nhạt. Trên thực tế, hầu hết các bệnh nhân tăng huyết áp đều không thể nhận thấy bất kỳ một dấu hiệu hoặc triệu chứng rõ ràng nào, mặc dù bệnh đã tiến triển khá nghiêm trọng. Một số ít bệnh nhân bị tăng huyết áp có thể biểu hiện một số triệu chứng thoáng qua như đau đầu, nóng bừng mặt, chóng mặt, khó thở, hoặc hiếm hơn là chảy máu cam.

Nguyên nhân gây tăng huyết áp

  • Cao huyết áp vô căn (hay nguyên phát): không có nguyên nhân cụ thể, chiếm đến 90% các trường hợp.
  • cao huyết áp thứ phát là hệ quả của một số bệnh lý như bệnh thận, bệnh tuyến giáp, u tuyến thượng thận hay tác dụng gây ra bởi thuốc tránh thai, thuốc cảm, cocaine, rượu bia, thuốc lá. Loại này chỉ chiếm khoảng 5 – 10% trên tổng số ca bệnh cao huyết áp. Điều trị dứt điểm các nguyên nhân thứ phát có thể giải quyết được bệnh.

Những ai có nguy cơ mắc cao huyết áp?

  • Người lớn tuổi: Hệ thống thành mạch máu không còn duytrì được độ đàn hồi như trước, dẫn đến cao huyết áp.
  • Giới tính: Tỷ lệ đàn ông dưới 45 tuổi mắc bệnh cao hơn so với phụ nữ, tuy nhiên phụ nữ sau mãn kinh lại có nhiều khả năng bị cao huyết áp hơn so với đàn ông cũng vào độ tuổi này.
  • Tiền sử gia đình: Nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp thường cao hơn đối với các thành viên trong gia đình (cha mẹ hoặc anh chị) có tiền sử mắc bệnh tim mạch.
  • Thừa cân béo phì.
  • Lối sống tĩnh tại, lười vận động.
  • Ăn uống không lành mạnh.
  • Ăn quá nhiều muối.
  • Sử dụng lạm dụng rượu, bia.
  • Hút thuốc lá.
  • Căng thẳng thường xuyên.

Điều trị bệnh cao huyết áp

Mục tiêu điều trị đưa huyết áp về mức huyết áp lý thưởng bình thường, đối với bệnh nhân có bệnh nền ( tiểu đường, tim mạch, bệnh thận mạn..v.v..) mức huyết áp yêu cầu dưới 130/90 mmHg

1.Thay đổi lối sống:

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống: Lành mạnh hơn và ăn ít muối(dưới 6g/ngày tương đương 1 muỗng cà phê)
  • Tập thể dục đều đặn, vừa sức.
  • Cố gắng duy trì cân nặng lý tưởng, giảm cân theo hướng dẫn.
  • Ngừng hoặc hạn chế tối đa uống rượu, bỏ hút thuốc.
  • Tránh nhiễm lạnh đột ngột.

2. Điều trị với thuốc:

Hiện tại có khá nhiều nhóm thuốc điều trị huyết áp cao trên lâm sàng, tất cả các thuốc này cần phải có kê toa bác sĩ.

các nhóm thuốc đó là:

  • Nhóm lợi tiểu.
  • Nhóm tác động lên hệ thần kinh trung ương.
  • Nhóm thuốc chẹn beta
  • Nhóm chẹn kênh canxi
  • Nhóm thuốc ức chế men chuyển ACE
  • Nhóm thuốc đối kháng cụ thể Angiotensin II

Với lối sống lành mạnh, khám định kỳ 6 tháng đến 12 tháng/ lần sẽ giúp bạn phác hiện sớm và điều trị kịp thời và tránh các biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *